29 September 2009

Số người chết ở Philippines tăng cao

Cơ quan cứu trợ quốc gia nói họ đang quá tải.
Hãng tin AFP đưa tin chính phủ Philippines cho hay 240 người được cho là đã thiệt mạng vì trận bão Ketsana.
Philippines hiện đang kêu gọi quốc tế trợ giúp để giải quyết hậu quả của cơn bão.
Hơn 450.000 người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Hiện nay có khoảng 374.890 sống trong các chỗ ở tạm, đông gấp ba lần những gì tin đưa trước đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro nói tình hình có thể tồi tệ hơn nếu không còn đủ các vật phẩm cứu trợ hàng ngày.
Số người chết vừa cập nhật đã tăng mạnh so với con số 190 người chết loan báo trước đây.
Tin của AFP ghi nhận, Hội đồng Điều phối Thiên tai nói rằng sự gia tăng xuất hiện sau khi 90 ca tử vong được phát hiện ra ở Manila.
Trước đó ông Teodoro kêu gọi quốc tế trợ giúp nhân đạo.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ông nói: "Chúng tôi cố gắng cao nhất cung cấp các vật dụng cơ bản hàng ngày cho người dân. Tuy nhiên khả năng tình hình diễn biến xấu nhất vẫn còn đó.
"Chúng tôi không thể nào đợi ngày đó xảy ra.”
Ông Teodoro nói cho tới nay quân đội, cảnh sát và những người tình nguyện đã cứu được hơn 7.900 người.
Nhân viên cứu trợ tiếp tục thu hồi xác người từ các đống bùn lầy và các con sông chảy xiết.
Cơn bão Ketsana đã thử thách khả năng đối ứng của quốc gia đến mức cao nhất
Tổng thống Philippines Gloria Arroyo
Phái viên BBC Alistair Leithead từ Manila cho hay trọng tâm của chiến dịch cứu trợ hiện nay là tìm cách đưa đồ thiết yếu đến những người sống ở những nơi tạm bợ.
Armando Endaya, lãnh đạo cộng đồng hiện đang tá túc tại một nhà tập thể dục ở Manila cùng với 3000 người khác cho hay: "Chúng tôi đang đợi hàng cứu trợ chuyển đến.”
Ông Endaya cho hãng AFP hay: "Chúng tôi tìm cách tăng cường chiến dịch cứu trợ. Tuy nhiên vẫn cần thêm trợ giúp.”
Quá lớn
Hôm Chủ nhật, tổng thống Philippines Gloria Arroyo nói cơn bão Ketsana, một thiên tai hung dữ “đã thử thách khả năng đối ứng của quốc gia đến mức cao nhất.”
Cạnh đó bà nói thêm trận bão đã không làm quỵ quốc gia.
Tuy nhiên tin nói rằng nhân viên cứu trợ đã phải vùi đầu trong công việc trước quy mô tàn phá lớn lao lớn của trận bão.
Giám đốc Hội đồng Thiên tai Quốc gia, Anthony Golez nói nhân lực và vật lực đã bị dàn mỏng quá mức.
Nói chuyện với các ký giả, ông Golez cho hay: "Chúng tôi hiện đang tập trung vào chiến dịch cứu trợ quy mô lớn. Hệ thống đang phải đương đầu với thách thức vô cùng lớn, các đơn vị giúp dân tại địa phương ngập đầu với công việc.
"Các đợt thiên tai trước, chúng tôi chỉ tập trung vào một thành phố, một hoặc hai tỉnh. Đến giờ thì hết vùng này đến vùng khác, nối đuôi nhau. Tài sản và nhân lực của chúng tôi bị dàn quá mỏng.”
Một bác sĩ tại Manila cho đài BBC hay kể từ thứ Bảy ông làm việc liên tục, cả thảy 24 tiếng đồng hồ trong bệnh viện bị ngập nước.

28 September 2009

BỆNH GAN - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG


medium_DP_090924_ung thu A.JPG

Các bệnh nhân đang được lấy mẫu máu tại buổi thử nghiệm truy tầm bệnh viêm gan B & C do Hội Ung Thư Việt Mỹ tổ chức đều đặn mỗi năm. (Hình: Hội Ung Thư Việt Mỹ cung cấp)

medium_DP_090924_ung thu B.JPG

Bác sĩ đang thuyết trình về bệnh viêm gan cho người đi truy tầm. (Hình: Hội Ung Thư Việt Mỹ cung cấp)


WESTMINSTER (NV) - Có người gọi bệnh viêm gan B & C là kẻ giết người thầm lặng thật chẳng ngoa, bởi cứ khoảng 30 giây lại có người qua đời vì bệnh viêm gan B & C. Do phần lớn người mang bệnh viêm gan B không có triệu chứng rõ ràng, nên kẻ thù vô hình này cứ tàn phá cơ thể nạn nhân năm này qua tháng nọ, đến khi phát hiện được thì đã quá trễ.

Theo thống kê do Hội Ung Thư Việt Mỹ cung cấp thì những người có nguy cơ mắc bệnh này bao gồm những người gốc Á Châu; trẻ em sanh ra bởi người mẹ đã mang bệnh; người có nhiều bạn tình, nhất là người đồng tính luyến ái nam; các nhân viên chăm sóc sức khỏe và an toàn công cộng; và những người chích ma túy, xâm hoặc xỏ mình bằng kim nhiễm siêu vi B hay C.

Ðiều đáng buồn là người Việt Nam có nguy cơ mang bệnh viêm gan B cao hơn người da trắng gấp 16 lần, và có nguy cơ bị bệnh viêm gan C cao gấp 3 đến 4 lần so với các sắc dân khác. Nguồn gốc của kết quả này có lẽ phần nào xuất phát từ tập quán sinh hoạt “chung đụng” của người Việt Nam từ xưa, như việc dùng chung những đồng xu cạo gió, uống chung ly, những chiếc bàn chải đánh răng để cạnh nhau,... dễ đưa đến việc lây nhiễm và ủ bệnh.

Nếu viêm gan B là loại bệnh viêm gan gây ra bởi siêu vi khuẩn viêm gan B (hepatitis B hoặc viết tắt là HBV) thì viêm gan C bị gây ra bởi siêu vi khuẩn viêm gan C (Hepatitis C Virus hay HCV).

Người bị nhiễm bệnh viêm gan B & C trong sáu tháng đầu được xem là viêm gan B & C cấp tính. Trong giai đoạn này, lá gan bị sưng. Có một số trường hợp may mắn, bệnh không cần chữa cũng hết vì gan có khả năng chống lại siêu vi. Tuy nhiên, với nhiều người nhiễm bệnh thì lá gan bị sưng mãi; sau đó siêu vi B & C tiếp tục sanh sôi nẩy nở và tàn phá gan trong nhiều năm tiếp theo. Trường hợp này bệnh đã trở thành kinh niên hoặc mãn tính.

Viêm gan B &ợ C mãn tính hoặc kinh niên là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Ðàn ông Việt Nam có nguy cơ tử vong vì ung thư gan cao nhất trên thế giới. Người mang bệnh viêm gan B hay C cũng có nguy cơ bị xơ gan (sẹo gan), chai gan (cứng gan do sẹo) có thể đưa đến tử vong.

Theo đánh giá, siêu vi viêm gan B &ợ C có khả năng lây nhiễm gấp nhiều lần so với HIV (bệnh AIDS), và có thể lan truyền qua đường tình dục hoặc qua máu. Người ta có thể chích ngừa viêm gan B nhưng với viêm gan C thì hiện tại chưa có thuốc chủng ngừa.

Như đã nói, đa số bệnh nhân viêm gan B hay C không có triệu chứng và vẫn cảm thấy khỏe mạnh như thường cho đến khi bệnh phát triển khiến gan bị chai hoặc ung thư. Chính vì vậy, cho đến nay, thử máu là phương pháp duy nhất để phát hiện bệnh viêm gan B & C, để từ đó có những phương cách phòng ngừa thích hợp.

Ðể giúp người dân có thêm thông tin về các phương pháp chữa bệnh viêm gan và ung thư gan, Hội Ung Thư Việt Mỹ sẽ tổ chức một buổi hội thảo vấn đề trên vào lúc 10 giờ sáng, Thứ Bảy, 10 Tháng Mười, 2009 tại nhà hàng Bleu, 14160 Beach Blvd, Westminster, CA 92683 (miễn phí và có thức ăn nhẹ).

Thêm vào đó, Hội Ung Thư Việt Mỹ cũng sẽ tổ chức buổi thử máu (để truy tầm viêm gan B & C) miễn phí cho quý đồng hương từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa Thứ Bảy, 7 Tháng Mười Một, tại Orange Coast Memorial Medical Center, 9920 Talbert Ave., Fountain Valley, CA 92708.

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc (714) 751-5805. (N.L)


24 September 2009

Thiên nhiên cuồng nộ

Mây đen phủ kín bầu trời, sấm sét dữ dội trong cơn bão điện từ. Dưới đây là hình ảnh những cơn bão ở Mỹ mà nhiếp ảnh gia Jim Reed tập hợp trong cuốn sách của ông.

Tia sét quất ngang trời vào lúc cơn dông kéo tới thành phố Medicine, bang Kansas, Mỹ.
Vòi rồng quét qua con đường ở miền nam bang Kansas tháng 5/2008.
Sóng dữ ập vào bờ ở Galveston, bang Texas, khi cơn bão Ike càn quét qua khu vực này tháng 12/2008.
Bầu trời rực màu xanh và tím lúc hoàng hôn khi cơn bão kéo tới bang Oklahoma tháng 5/2002.
Nhiếp ảnh gia Mike Theiss giữ một tấm biển chỉ đường để lấy thăng bằng trong cơn bão Katrina khi nó cuốn qua bang Mississippi.
Chớp rạch loằng ngoằng trên bầu trời bang Wyoming tháng 6/2003.
Bầu trời thành phố New Orleans, bang Louisiana, xám xịt khi bão Gustav kéo tới tháng 8/2008.

10 Bức Ảnh Đẹp Nhất Nước My

Hơn 1.000 độc giả của báo USA Today tham gia cuộc thi chụp ảnh đẹp về nước Mỹ. Dưới đây là 10 bức ảnh được bình chọn đẹp nhất.
> 10 ảnh thiên nhiên tuyệt mỹ
> Những hang động lừng danh thế giới

Giải nhất: Bóng dáng đàn ngựa in hình dưới dòng sông trong ánh hoàng hôn ở một trang trại tại Pinedale, bang Wyoming.
Giải nhì: Khu sa thạch nổi tiếng ở Antelope Cayon, bang Arizona được đánh giá là một tuyệt phẩm về màu sắc và ánh sáng.
Giải ba: Cầu vồng phía sau cổng vòm bằng đá Delicate Arch ở công viên quốc gia tại bang Utah.
Ảnh nằm trong top 10: Hoàng hôn trên bờ biển ở Naples, bang Florida.
Đi thuyền kayak ở bang Nam Carolina.
Trại huấn luyện cao bồi ở bang Montana. Bức ảnh lọt vào top 10 vì đã ghi dấu lại một thú vui của dân chúng miền tây nước Mỹ.
Dãy núi bừng sáng trong công viên quốc gia Grand Teton ở bang Wyoming.
Lối đi trên vùng đồng bằng của Mỹ tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma.
Khu trang trại ở bang Virginia nhìn từ trên cao. Bức ảnh được cho là đã thể hiện vùng nông thôn nước Mỹ trong thời kỳ "ngủ đông".
Lễ hội thả diều ở
Lễ hội thả diều vào mùa hè ở thành phố Lincoln, bang Oregon. Năm 2008, khi bức ảnh này được chụp, thành phố Lincoln đã lập kỷ lục Guiness về số lượng diều hình những con mực khổng lồ được thả lên trời.

20 September 2009

Cuộc sống và cái chết của tác giả ảnh 'Kền kền chờ đợi'

Chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer cho bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi đã tự sát, để lại nhiều câu hỏi về những điều phía sau tấm ảnh.

Kevin Carter được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi. Bức thư tuyệt mệnh của anh viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ... Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻ chết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình...".

1574202359_anh2
Kevin Carter. Ảnh: altfg.

Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983, nhưng nhanh chóng sau đó anh chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh về sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.

Vài ngày sau khi Carter đoạt giải Pulitzer vào tháng 4/1994, Ken Oosterbroek - một trong những đồng nghiệp và cũng là người bạn thân nhất của anh - bị bắn chết lúc đang chụp ảnh cuộc nổ súng ở thị trấn Tokoza gần Johannesburg. Trong bức thư tuyệt mệnh của mình, Carter cũng nhắc đến Ken: "Tôi cần phải theo chân Ken, nếu mình đủ may mắn...".

Bạn bè cho biết Carter là một người có cuộc sống tình cảm phức tạp, anh mang niềm đam mê của mình vào công việc nhưng luôn tự đẩy mình đến những thái cực của sự hưng phấn và trầm cảm. Một năm trước khi chết, anh tuyên bố mình cần thoát ra khỏi sự hỗn loạn ở Nam Phi.

Carter gây được sự chú ý lần đầu khi là người đầu tiên chụp ảnh cảnh hành hình "thắt cổ" trước công chúng tại Nam Phi, vào giữa những năm 1980. Đó là hình thức giết người bằng cách đốt lửa một vòng dây tẩm dầu quấn quanh cổ của nạn nhân. Bức ảnh đã gây nên sự phẫn nộ khủng khiếp và làm tăng làn sóng phản đối chủ nghĩa apartheid trên toàn cầu.

Sau này, Carter phát biểu về tác phẩm này: "Tôi thấy kinh hoàng trước những gì họ đang làm. Tôi kinh hoàng trước việc mình đang làm. Nhưng sau đó mọi người bắt đầu bàn tán về những bức hình này... và tôi thấy có lẽ hành động của mình không hẳn đã xấu. Việc chứng kiến một điều man rợ không hẳn là một việc làm tồi tệ".

1530252741_anh1
Tác phẩm "Kền kền chờ đợi".

Nhưng bức ảnh gây chú ý nhất của Carter không phải chụp ở Nam Phi mà ở miền nam Sudan, nơi anh ghi lại cảnh chết đói hàng loạt do cuộc nội chiến gây ra. Tháng 3/1993, anh xin nghỉ phép ở tòa báo đang làm việc, vay mượn tiền để mua vé máy bay đến Sudan nhằm chụp ảnh về cuộc nội chiến và sự nghèo đói chết chóc ở đó, nơi mà anh cho rằng thế giới đang bỏ qua.

Tại một cánh đồng khô cằn chết chóc, sau khi đã mệt với cảnh tượng hàng loạt người chờ chết đói, Carter bỏ ra một chỗ trống và nghe được những tiếng rên khe khẽ, rồi anh bắt gặp một cảnh tượng kinh hoàng: một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi anh chuẩn bị chụp ảnh em bé, một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và nó có mặt trong khuôn hình.

Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" được đăng đầu tiên trên tờ The New York Times vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người gọi điện tới tòa soạn hỏi thăm về số phận đứa trẻ. Phản ứng của độc giả dữ dội đến mức tờ báo này phải làm một điều ngoại lệ là đăng thông báo về số phận của bé gái đó. Theo chú thích, đứa bé đã đến được trạm cứu dưỡng và Carter đã đuổi con diều hâu đi. Tuy nhiên, số phận sau cùng của bé gái thì đến nay vẫn không ai biết rõ.

Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, Carter nói rằng anh đã ngồi chờ 20 phút hy vọng rằng con kền kền sẽ bay đi. Nhưng nó vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Carter quyết định chụp lại bức hình đầy ám ảnh đó và rồi đuổi con diều hâu đi. Tuy nhiên, anh vẫn phải chịu chỉ trích nặng nề về việc chỉ chụp hình mà không giúp bé gái.

Carter còn tiết lộ anh đã ngồi dưới một gốc cây nhiều giờ đồng hồ, chỉ hút thuốc và khóc. Về sau, cha anh, Jimmy Carter, cũng cho biết: "Kevin luôn mang theo nỗi thống khổ về những tác phẩm mà mình đã tạo ra".

Tuy nhiên, trong cuốn sách The Boy who Became a Postcard của nhà văn Nhật Bản Akio Fujiwara, ghi lại cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Joao Silva - người đồng hành với Carter đến Sudan, một câu chuyện khác đã được kể lại.

Theo Silva, anh và Carter đã tới Sudan cùng tổ chức Liên Hợp Quốc và hạ cánh tại miền nam Sudan vào ngày 11/3/1993. Tổ chức cứu trợ cho biết họ sẽ cất cánh sau 30 phút - thời gian để phân phát thực phẩm, nên các phóng viên ảnh đã đổ ra đi chụp ảnh. Phụ nữ và trẻ em từ các ngôi làng cũng ùa ra để nhận lương thực cứu trợ.

Theo Silva, Carter cực kỳ sốc khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết đói tàn khốc và đã chụp rất nhiều hình ảnh về những đứa trẻ đói khổ. Khi đó, cha mẹ của các em bé mải nhận thức ăn từ máy bay nên bỏ lại các con ở giữa cánh đồng. Đó là tình huống của bé gái trong ảnh mà Carter chụp được. Một con kền kền hạ xuống ngay sau đứa bé. Carter đã phải di chuyển rất chậm để con kền kền không hoảng sợ bay đi, và chụp bức hình từ khoảng cách 10 m. Anh chụp thêm vài kiểu hình nữa và sau đó con kền kền bỏ đi.

Vào ngày 2/4/1994, Carter đã giành giải thưởng cao quý nhất trong giới nhiếp ảnh - giải Pulitzer cho bức "Kền kền chờ đợi". Giải thưởng phần nào chứng tỏ tác phẩm của anh cũng có giá trị, nhưng nó vẫn không đủ xoa dịu nỗi ám ảnh thống khổ trong con người Carter và khiến anh phải tự chấm dứt cuộc đời ở độ tuổi vẫn còn sung mãn.

Sưu Tầm

15 September 2009

Ly kỳ cảnh bói cá săn mồi

Săm soi đánh giá tình hình, bổ nhào xuống mặt nước, sau giây lát con cá đã nằm giữa mỏ chim bói cá. Dưới đây là hình ảnh ghi cảnh bói cá săn mồi.

Chuẩn bị tấn công. Con bói cá nhăm nhăm nhìn xuống mặt nước đánh giá tình hình.
Và vù xuống mặt hồ, nó ngoi lên cùng một con cá kẹp giữa mỏ.
Với con mồi chắc trong miệng, chim bói cá thong thả bước đi, kiếm chỗ tận hưởng bữa ăn ngon lành.
Phút cuối cùng của con cá xấu số.
Chỉ giây lát sau, kẻ săn mồi đã kết thúc bữa ăn


11 September 2009

Bãi biển tuyệt đẹp ở Hawaii

TVO- Được mệnh danh là thiên đường du lịch của thế giới, Hawaii có phong cảnh đẹp cùng khí hậu mát mẻ quanh năm. Cùng ngắm những hình ảnh ấn tượng của bãi biển ở quần đảo này.
ha10909.jpg

Lễ hội đốt hình nộm trên sa mạc

TVO- Nghi thức đốt hình nộm người đàn ông là điều không thể thiếu trong lễ hội thu hút hàng chục nghìn người tham gia, tại sa mạc Black Rock ở Nevada, Mỹ.
hinhnom1050909.jpg