28 October 2009

Cứu 52 em nhỏ khỏi "tổ quỷ"

Cứu 52 em nhỏ khỏi "tổ quỷ"
Một bé gái được nhân viên an ninh dẫn đi sau khi được giải cứu

(24h) - Cảnh sát Mỹ vừa giải cứu 52 em nhỏ khỏi các đường dây mại dâm trong một chiến dịch kéo dài ba ngày trên khắp cả nước.

AP cho hay chiến dịch kể trên diễn ra đồng loạt tại 36 thành phố. Có đến 700 người bị bắt vì bị nghi liên quan đến hoạt động mua bán dâm, trong đó có 60 "ma cô", Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết hôm qua.

Đa số các em nhỏ được giải cứu là nữ và nạn nhân nhỏ tuổi nhất chỉ lên 10. Khoảng 1.600 nhân viên an ninh tham gia chiến dịch này. Kevin Perkins, trợ lý giám đốc Cục điều tra tội phạm của FBI, cho rằng tình trạng mại dâm trẻ em vẫn là vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ. Các vụ bắt giữ và giải cứu trên là một phần trong chương trình của FBI mang tên "Sự ngây thơ đã mất", tiến hành từ năm 2003.

510 người đã bị buộc tội và 3,1 triệu USD thu được trong các vụ triệt phá đó. Ernie Allen, giám đốc trung tâm quốc gia về trẻ mất tích và bị bóc lột, ước tính rằng khoảng 100 nghìn trẻ em đang là nạn nhân của hoạt động buôn bán và mại dâm ở Mỹ. Ông cũng cho rằng tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi suy thoái kinh tế.

Thu hồi giải thưởng đã trao cho Vedan

* Tạm đình chỉ công việc ông Hoàng Thuỷ Tiến

TTO - Bộ Khoa học công nghệ: phải khẩn trương thu hồi ba giải thưởng đã trao cho Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Ông Hoàng Thuỷ Tiến - người ký quyết định trao thưởng - bị tạm đình chỉ công việc.

Chiều 27-10, tại Hà Nội, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức họp báo về việc cấp giấy chứng nhận "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" cho Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam.

>> Khuất tất chuyện Vedan nhận giải thưởng

Khẩn trương thu hồi

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông báo Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đã có văn bản giao Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cơ quan đại diện Bộ tại TP.HCM, ban tổ chức, hội đồng xét tặng và tuyên dương doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và top 100 sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng 2009 khẩn trương thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng đã cấp cho công ty Vedan, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28-10.

Ba sản phẩm của Vedan được giải thưởng đều do ông Hoàng Thủy Tiến ký

Tạm đình chỉ công việc
ông Hoàng Thuỷ Tiến

Theo nguồn tin từ Bộ Y tế, ngày 27-10, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Y tế Trịnh Đình Cần đã thừa lệnh Bộ trưởng, ký quyết định tạm đình chỉ công việc của ông Hoàng Thuỷ Tiến - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), là người ký các giấy chứng nhận giải thưởng của Vedan, để giải trình các vấn đề xung quanh việc xét, cấp giải thưởng này.

Theo nguồn tin kể trên, ngoài ông Tiến còn có 2 quan chức Bộ Y tế là ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tham dự lễ trao giải và ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế có tên trong danh sách hội đồng xét chọn. Bộ Y tế cũng sẽ xem xét việc đóng dấu của Cục An toàn vệ sinh thực phâm trên Giấy chứng nhận cấp cho Vedan có hợp lệ hay không. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đức Long cho biết có nhận được thư mời của ban tổ chức, ban đầu có tham gia xét chọn nhưng sau đó “vì bận công việc nên không tham gia tiếp”. Ông Long cũng cho biết sẽ có giải trình về việc này.

Tại cuộc họp báo chiều 27-10, ông Trần Quý Thanh, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học công nghệ, cho biết: Bộ Khoa học công nghệ có chức năng kiểm tra, giám sát các giải thưởng chất lượng. Ở chức năng quản lý, đây là sai sót của ban tổ chức. Ở góc độ người tiêu dùng, hình ảnh Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải ai cũng phản cảm, tôi thấy trao giải cho Vedan là sai sót của Ban Tổ chức.

LAN ANH

Theo thông báo kể trên, Bộ Khoa học công nghệ đã kiểm tra và xác nhận Vedan có nhận 3 giấy chứng nhận cho 3 sản phẩm nằm trong top 100 sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng 2009 và thừa nhận đây là sai sót lớn của ban tổ chức, trong khi nhiều năm công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cho đến nay vẫn chưa hoàn tất việc khắc phục thiệt hại cho môi trường và cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Ngô Quý Việt cho rằng sai phạm kể trên chỉ là sai phạm của ban tổ chức giải thưởng, Bộ Khoa học công nghệ chỉ có trách nhiệm “liên đới” do không thành lập ban tổ chức, hội đồng xét chọn… Ai sai phạm, quá trình sai phạm, các khuất tất trong quá trình xét giải, theo ông Việt phải đợi giải trình từ văn phòng phía nam của Bộ Khoa học công nghệ, là cơ quan phối hợp tổ chức giải thưởng.

Theo dự kiến, giải trình này sẽ có vào hôm nay 28.10.

Mới đây, ban tổ chức chương trình tuyên dương "Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc năm 2009" đã trao giấy chứng nhận "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" cho 3 sản phẩm của công ty Vedan. Bộ Khoa học công nghệ đã kiểm tra và xác nhận công ty Vedan có nhận ba giấy chứng nhận cho 3 sản phẩm nằm trong top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009 và khẳng định đây là sai sót của ban tổ chức.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Khoa học công nghệ đã có công văn ngày 26-10-2009 nêu rõ: công ty Vedan trong nhiều năm đã có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cho đến nay, công ty vẫn chưa hoàn tất việc khắc phục các thiệt hại gây ra đối với môi trường và cộng đồng dân cư. Vì vậy, việc trao giấy chứng nhận "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009" cho các sản phẩm của công ty Vedan là một thiếu sót rất lớn của ban tổ chức.

"Do sơ suất của nhân viên"

Cũng trong chiều 27-10, tại TP.HCM, ông Bùi Văn Quyền, đại diện Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học công nghệ, chủ trì họp báo về việc cấp giấy chứng nhận "Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" cho công ty Vedan.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân vì sao 3 sản phẩm của Vedan là hạt nêm thịt, bột ngọt, tinh bột biến đổi lại được xét tặng là sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, ông Bùi Văn Quyền cho biết: Do có sự phối hợp không tốt giữa các thành viên của ban tổ chức giải nên đã bỏ qua sai sót trong quy trình chọn lựa của Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM (viết tắt là NATUSI). Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân. Thực tế trong biên bản họp xét thưởng ngày 2-10-2009, không có 3 sản phẩm của công ty Vedan. Trước hết trách nhiệm này thuộc về bà Nguyễn Thị Sinh - Giám đốc NATUSI. Ban tổ chức sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận

Bà Nguyễn Thị Sinh thì cho rằng: đêm trao giải (11-10-2009), tại Nhà hát TP.HCM, công ty Vedan được mời với tư cách là doanh nghiệp có tham gia giải thưởng chứ không được trao giải vì trước đó ban tổ chức đã thống nhất loại 3 sản phẩm của công ty này. Tuy nhiên do sơ xuất của nhân viên NATUSI khi xử lý hồ sơ đã gửi nhầm giấy chứng nhận theo danh sách đề cử. Còn thực tế danh sách được ban tổ chức do ông Bùi Văn Quyền làm trưởng ban đã duyệt không hề có sản phẩm của công ty Vedan. Sáng nay, chúng tôi đã làm việc với ban giám đốc công ty Vedan, đề nghị rút lại giấy chứng nhận.

Trả lời câu hỏi vì sao giấy chứng nhận của 3 sản phẩm của công ty Vedan lại đóng dấu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trong khi giải thưởng do Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học công nghệ phối hợp với NATUSI tổ chức, bà Sinh cho biết: "Sản phẩm của công ty Vedan thuộc nhóm hàng tiêu dùng nên mới đóng dấu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi khẳng định không có tiêu cực về tài chính vì giải thưởng này không phải được lập ra để chia phần".

LAN ANH - TTXVN


====================================================================

Ý kiến bạn đọc

* Hoan nghênh quyết định kịp thời của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tôi cho rằng việc Bộ nhanh chóng thu hồi các giải thưởng đã trao cho "ông" Vedan là một cách giải quyết cho thấy Bộ lắng nghe dư luận và có trách nhiệm với cơ quan cấp dưới làm sai.

Tuy nhiên, tôi đề nghị phải cách chức ngay những cán bộ liên quan đã quyết định giải thưởng này, không thể đổ lỗi rằng "do sơ xuất của nhân viên" được.

THÙY MAI (TP.HCM)

* Tôi thật sự không hiểu nổi tại sao các cơ quan có thẩm quyền trao giải thuởng lại " hồn nhiên" một cách... dại dột như thế! những hậu quả mà Vedan gây ra cho nguời dân nước mình đang sờ sờ ra trước mắt vậy mà họ vẫn thản nhiên trao tặng danh hiệu "vì sức khoẻ cộng đồng" như thể quốc gia này chỉ có mình "anh em" họ vậy.

Giả sử sự kiện "ông" Vedan nhận giải thưởng nghe có vẻ cao quý ấy không bị phanh phui thì sẽ như thế nào? Giả sử các doanh nghiệp nước ngoài khác khi đầu tư vào Việt Nam cũng chỉ cần theo chân "đàn anh" Vedan học bí kíp, cũng mặc kệ đời sống người dân, cũng xem thường luật pháp Việt Nam, cũng mang tiền ra để mua "lá bùa " thương hiệu... thì thiệt hại cuối cùng không biết ai sẽ gánh thay người dân?

Hãy trả lại cho các chương trình vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp giá trị thực của nó và "trả" lại các vị vô trách nhiệm về với đúng với giá trị của họ.

VŨ QUANG TỨ

* Việc Vedan xả nước thải ra môi trường trong suốt 14 năm liền gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ gây sự chú ý ở Việt Nam mà bạn bè trên thế giới cũng đều biết đến "thành tích" đáng nể của công ty này. Hậu quả của vụ việc đến nay cũng chưa rõ ràng vậy mà Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế lại không biết hay sao? Người dân có thông cảm cho Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đến mấy cũng không thể nào chấp nhận cái lý lẽ đó.

NGUYỄN THÀNH AN

* Tôi thấy việc thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng của công ty Vedan Viet Nạm là điều nên làm, nhưng chúng ta cần phải xem lại trách nhiệm này thuộc về ai? Cơ quan nào? Tại sao một sản phẩm được cấp giấy chứng nhận vì sức khỏe cộng đồng mà công ty lại gây ra ô nhiễm môi trường? Thử hỏi có cách khen thưởng nào kỳ lạ như vậy không? Muốn cấp giấy chứng nhận thì ít nhất các cơ quan có trách nhiệm cũng phải kiểm tra , xem xét quá trình sản xuất của công ty đó chứ... Thiết nghĩ đây cũng là kinh nghiệm để khi muốn cấp giấy chứng nhận các cơ quan cần xem xét vấn đề kĩ lưỡng.

dtdat@...

* Chuyện Vedan nhận giải thưởng về sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng lỗi không phải do Vedan, cái chính là tổ chức, cá nhân nào đã gợi ý để Vedan bỏ quên lòng tự trọng của một doanh nghiệp đang bị dư luận săm soi mà đăng ký để nhận giải thưởng?

Vedan chỉ là bề nổi của tảng băng chìm trong hành trình xét khen thưởng để đạt danh hiệu này, giải thưởng kia của Nhà nước hay các tổ chức khác. Bởi vì có doanh nghiệp chỉ cần có tiền làm từ thiện nhiều nhiều (không cần biết tiền đó do doanh nghiệp lao động chân chính mà ra hay như kẻ phá rừng cạn kiệt tài trợ cho trồng rừng; lấy đất của nông dân với giá rẻ như bèo rồi bán ra tính bằng tiền tỷ đồng hay hàng trăm, hàng triệu USD, quay lại làm từ thiện "quỹ người nghèo" vài chục triệu, vài trăm triệu!) là nhận được danh hiệu này, giải thưởng kia!

NGUYÊN SA

* Tôi nghĩ có thu hồi hay không cũng không có ý nghĩa nhiều bằng việc tìm ra nguyên nhân tại sao lại có 3 giải thưởng dành cho 3 sản phẩm của Vedan. Việc này làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào các giải thưởng, chứng nhận, cúp... dành cho các doanh nghiệp.

Mỗi khi có chuyện là quả bóng trách nhiệm sẽ bị đá đi. Không thể nói rằng một giải thưởng do Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế bị gửi nhầm cho doanh nghiệp đầy tai tiếng như Vedan là do sơ xuất của nhân viên. Nếu đúng như vậy thì cách tổ chức, làm việc của ban tổ chức chẳng ra gì, nên giải tán, để người dân tự nhận xét, đánh giá về chất lượng sản phẩm.Tôi đọc bài báo này mà thấy đau lòng. Chẳng biết tin vào đâu nữa! Chắc là kể từ nay khi mua hàng hóa, nhìn vào bao bì sản phẩm thấy các giải thưởng mà doanh nghiệp in trên đó, tôi sẽ nhớ đến sự kiện này.

25 October 2009

Thanh nhac Truyen giang


Tu thang 10 den 12 - 2009 anh em Hoi Thanh Arlington Riverside co hang loat cac chuong trinh thanh nhac truyen giang o HT Riverside va HT Graden Grove voi cac dien gia nhu Luong Cong Boi, Ho Tan, Josep Dung, Vo Cuong, Vo Sua va Truong Cong Kha...hien nay anh em dang tap hat va chuan bi gioi thieu tren cac thong tin dai chung de keu tham du.

Moi xem chi tiet tren cac Web side Tinhuu.net
Jesusyeu.com
truongcongkha.com
Cau Chua ban phuoc cho chung toi va het thay qui vi tham du.

02 October 2009

10 NGƯỜI GIÀU NHẤT NƯỚC MỸ

1. Bill Gates - 50 tỷ USD

Mặc dù mất 7 tỷ USD trong 12 tháng qua nhưng tỷ phú phần mềm vẫn giữ vững danh hiệu người giàu nhất nước Mỹ. Cổ phiếu của Microsoft hiện giảm 8% trong năm vừa rồi nhưng tăng 65% so với mức đáy hồi tháng 3. Hiện 60% tài sản của ông không liên quan tới Microsoft. Ông đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau, có cổ phần cả trong chuỗi khách sạn Four Seasons, công ty Televisa và AutoNation.

2. Warren Buffett - 40 tỷ USD

Nhà đầu tư được dân chúng Mỹ yêu mến đã mất 10 tỷ USD do suy thoái. Dù vậy, những lời khuyên của ông vẫn luôn được công chúng đón nhận, trong đó có câu: "Hãy nên sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác đang sợ hãi". Ông đầu tư vào đa lĩnh vực, mở đầu bằng việc thâu tóm nhà máy dệt Berkshire Hathaway hồi 1965, sau đó đầu tư vào bảo hiểm, thực phẩm, năng lượng và gần đây là công nghệ xanh.

3. Lawrence Ellison - 27tỷ USD

Người sáng lập hãng phần mềm Oracle liên tục bận rộn tiêu tiền trong những năm vừa rồi. Hồi tháng 4, ông mới chi 7,4 tỷ USD đầu tư vào tập đoàn Sun Microsystems. Trong 5 năm qua ông đã mua đến 54 công ty. Hiện ông vẫn đang theo học khóa vật lý tại đại học Chicago và vẫn chưa tốt nghiệp. Ông lập ra hãng Oracle từ năm 1977.

4. Christy Walton và gia đình - 21,5 tỷ USD

Đế chế bán lẻ của gia đình Walton lập nên nhờ chính sách giá cả phải chăng. Kể từ tháng 8 đến nay, chỉ số S&P 500 mất 20% giá trị, nhưng cổ phiếu của tập đoàn Wal-Mart chỉ giảm 10%. Ngày nay, chuỗi cửa hàng của Wal-Mart đem lại doanh thu hàng năm 401 tỷ USD, có tới 2 triệu nhân viên và 4.200 cửa hàng. Christy là thành viên giàu có nhất trong gia đình Walton do chồng của bà gần đây trúng đậm nhờ cổ phiếu của công ty năng lượng thay thế First Solar tăng 510% giá trị kể từ khi niêm yết hồi 2006.

5. Jim C. Walton, 19,6 tỷ USD

Trong gia đình Walton, Jim là người chịu trách nhiệm điều hành ngân hàng Arvest, thuộc tập đoàn Wal-Mart.

6. Alice Walton 19,3 tỷ USD

Thêm một thành viên của gia đình Waltons góp mặt trong danh sách. Hồi 1990, Alice đầu tư 100 triệu USD vào sân bay vùng Bentonville.

7. S. Robson Walton 19 tỷ USD

S. Robson trở thành Chủ tịch của tập đoàn Wal-Mart kể từ năm 1992. Trong 12 tháng qua, tổng tài sản của gia đình Walton giảm 13,7 tỷ USD.

8. Michael Bloomberg 17,5 tỷ USD

Thị trưởng thành phố New York là người giàu thứ 17 thế giới. Là con trai của một kế toán viên, ông từng tốt nghiệp ngành kỹ sư tại đại học Harvard. Trong những năm 1970, ông trở thành nhân viên môi giới. Khi có 10 triệu USD trong tay, Bloomberg thành lập hãng Innovative Market Systems chuyên buôn bán tin tức tài chính, công cụ phân tích cho Phố Wall. Năm 1987, ông đổi tên hãng thành Bloomberg LP và mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực dịch vụ tin tức, tạp chí, truyền hình cáp. Hiện ông nắm 88% cổ phần trong tập đoàn Bloomberg. Trong vòng 5 năm qua ông đã góp tới 800 triệu USD làm từ thiện.

Trong suy thoái, Thị trưởng thành phố New York phải đối mặt với khủng hoảng tài chính làm chao đảo Phố Wall. Các nhà dự báo cho rằng nguồn thu từ thuế sẽ tiếp tục giảm 28%, tương đương với 7 tỷ USD trong năm 2010.

Tuy nhiên, với tài lãnh đạo của mình, hồi tháng 10 năm ngoái Bloomberg được chấp thuận cho giữ nguyên chức vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa có tiền lệ trước đó.

9. Charles Koch - 16 tỷ USD

Sau khi người bố Fred C. Koch, qua đời, 4 người con trai là Charles, David, Frederick và William thừa kế sản nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 1983, hai anh em Charles và David bỏ ra 1,1 tỷ USD thâu tóm công việc kinh doanh của William và Frederick, châm ngòi cho mối mâu thuẫn gia đình.

Cùng với người em trai David, ngày nay ông lãnh đạo tập đoàn Koch Industries, sản xuất mọi thứ từ xăng, giấy toilet đến phân bón. Năm 2008, doanh thu của tập đoàn đạt 100 tỷ USD, trở thành công ty tư nhân lớn thứ hai nước Mỹ về lợi nhuận.

Hai anh em mỗi người có 42% cổ phần trong công ty, tham gia vào những lĩnh vực như đường ống dẫn dầu, lọc dầu, phân bón, sản xuất nhựa và công nghiệp hóa học. Họ có hơn 70.000 công nhân ở 60 quốc gia trên thế giới.

10. Sergey Brin - 15,3 tỷ USD

Người đồng sáng lập Google, Sergey Brin di cư từ Nga. Anh gặp người bạn đồng hành Larry Page tại đại học Stanford và cả hai người quyết định bỏ dở khóa đào tạo Tiến sĩ khoa học hồi 1998. So với ngày thành lập trong một garage chật hẹp, ngày nay Google đã trở thành gã khổng lồ với doanh thu hàng năm gần 22 tỷ USD. Trong vòng 12 tháng vừa qua, tài sản của gã khổng lồ Google giảm chỉ 600 triệu USD. Cổ phiếu của họ đã tăng tới 80% so với mức đáy hồi tháng 11 năm ngoái. Tháng 7 vừa rồi, Google công bố sự xuất hiện của hệ điều hành Chrome, sẽ cạnh tranh trực tiếp với Windows của Microsoft khi chính thức tung ra thị trường vào năm tới.
(TNO) Có ít nhất 529 người đã được xác định thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng 7,6 độ richter xảy ra chiều qua (30.9) tại thành phố Padang trên đảo Sumatra của Indonesia, BBC dẫn nguồn từ nhà chức trách Indonesia cho biết vào chiều nay.

>> Động đất kinh hoàng tại Indonesia


Khẩn trương tìm kiếm người sống sót

Trong khi đó, có khoảng 400 người bị thương nặng và theo nhận định của chính quyền địa phương, số người chết sẽ còn tăng cao.

Công cuộc tìm kiếm người sống sót dưới đống đổ nát trong ngày hôm nay đang được tiến hành khẩn trương. Indonesia đã huy động mọi lực lượng tham gia cứu hộ, trong đó có cả quân đội.

Người lãnh đạo trung tâm theo dõi thảm họa thuộc Bộ Y tế Indonesia, Rustam Pakaya cho biết, số người thiệt mạng có thể lên đến hàng ngàn người.

Hiện còn rất nhiều người đang bị chôn vùi dưới các khối bê tông của các tòa nhà đổ sập, việc đưa họ ra ngoài là rất khó khăn và cần nhiều thời gian.

Còn trận động đất thứ hai 6,8 độ richter ở phía nam Padang xảy ra vào sáng nay, đến giờ vẫn chưa có thông tin về số thương vong và thiệt hại.

Dưới đây là một số hình ảnh sau vụ động đất tại Padang và các công tác cứu hộ:

















Tiến Dũng

01 October 2009



Những trận sóng thần kinh hoàng nhất trong lịch sử
30/09/2009 14:27 (GMT +7)

Một trận động đất dữ dội 8,3 độ richter đã gây ra sóng thần tại Nam Thái Bình Dương hôm qua (29/9), khu vực đảo Samoa khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Trong khi số người thương vong và mức độ tổn thất tài sản đang được thống kê, thì sự phá huỷ của sóng thần nói chung vẫn còn hiện diện trong ký ức nhiều người.

Năm 2004, gần 230.000 người tại 11 quốc gia đã thiệt mạng trong hàng loạt trận sóng thần gây ra bởi một cơn địa chấn mạnh cực độ tại Ấn Độ Dương. Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan là những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất. Động đất ước tính gần 9 độ richter đã gây ra một trong những cơn sóng thần lớn nhất lịch sử. Đây cũng là sóng thần huỷ diệt nhất trong hơn một thế kỷ qua và có lẽ là trong cả lịch sử hiện đại.

Phần lớn sóng thần bắt nguồn từ các trận động đất lớn. Tuy nhiên, lở đất, núi lửa và thiên thạch cũng gây ra sóng thần. Sóng thần không phải là một con sóng duy nhất mà là một loạt sóng di chuyển trong đại dương.

Có thể phân biệt sóng thần với các con sóng lớn ở ven biển dựa trên sức mạnh và tốc độ của chúng. Mỗi con sóng trong một đợt sóng thần có thể dài 160km, cao vài mét và di chuyển khắp đại dương với tốc độ 900km/giờ. Khi nó tới gần bờ, tốc độ sóng thần giảm đáng kể (xuống còn 45km/giờ) song chiều cao lại tăng lên, có khi đạt tới 50m.

Hơn 36.000 người đã chết vì sóng thần sau khi núi lửa Krakatau phun trào tại eo biển Sunda gần Java ngày 27/8/1883. Nhiều ước tính cho thấy, số người thiệt mạng thậm chí còn cao hơn.

Những mô tả sớm nhất về một kiểu sóng thần xuất hiện từ năm 479 TCN tại khu vực phía bắc biển Aegean. Các thông báo về nhiều cơn sóng thần sau đó được đưa ra ở khắp thế giới, nhưng phổ biến nhất là tại Thái Bình Dương.

Nhiều sử gia tin rằng, sự phun trào của Santorini ở biển Aegean vào 1500 TCN đã gây ra sóng thần huỷ diệt khắp đông Địa Trung Hải và Crete.

Hàng nghìn người dân ven biển tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Bắc Phi đã thiệt mạng khi sóng dâng cao sau động đất tại Lisbon, Bồ Đào Nha năm 1755.

Trải qua nhiều thế kỷ, Nhật Bản đã trở thành “mảnh đất” của sóng thần với ít nhất 66.000 người chết kể từ năm 684 SCN.

Trong số này, phải kể tới cơn sóng thần huỷ diệt tại Honshu, Nhật Bản năm 1896, cướp đi sinh mạng của khoảng 27.000 người. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người dân ven biển đang tổ chức một lễ hội trên đường phố thì xảy ra sóng thần. Ngày hôm sau, các ngư dân trở về nhà đã chứng kiến cảnh hoang tàn, thi thể rải khắp nơi và các ngôi nhà đổ nát trải trên vài dặm.

Indonesia đã ghi nhân hơn 50.000 người chết trong 30 lần sóng thần trong thế kỷ 20, không kể năm 2004.

Ngày 1/4/1946, sóng thần ở Thái Bình Dương đã xảy ra sau động đất 7,8 độ richter gần đảo Unimak thuộc chuỗi đảo Aleutian của Alaska. Sóng đã phá huỷ ngọn hải đăng Scotch Cap của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Mỹ tại Unimak, làm toàn bộ 5 người có mặt tại đó thiệt mạng. Hải đăng là kết cấu bê tông cốt thép, đứng cao hơn so với mặt nước biển gần 30 mét.

Sóng thần lan tới quần đảo Hawaii năm giờ sau đó, cướp đi tính mạng của 159 người. Tổng cộng có 165 người thiệt mạng, trong đó có nhiều em nhỏ đang trong giờ học tại Laupahoehoe Point của Hawaii khi sóng cao gần 8 mét.

Sau sự kiện này hai năm, Mỹ đã xây dựng một trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương tại Hawaii.

Sau đây là một số trận sóng thần đáng kể khác:

- 16/8/1976: Sóng thần xảy ra sau động đất ở Mindanao thuộc Philippines làm từ 5.000 – 8.000 người thiệt mạng ở khu vực Vịnh Moro.

- 28/31964: Trận động đất mạnh 8,4 độ richter tại Alaska đã gây ra sóng thần tại đông nam Alaska, đảo Vancouver và các bang Washington, California cũng như Hawaii. Hơn 120 người chết. Thiệt hại nhất là thành phố Crescent, California, nơi sóng dâng cao 6 mét phá hủy gần một nửa bến cảng, 11 người thiệt mạng.

- 22/5/1960: Trận động đất lớn nhất, 8,6 độ richter của thế kỷ 20 xảy ra ở bờ biển miền trung Chile. Sóng thần xuất hiện phá huỷ cục bộ Chile và khắp Thái Bình Dương. Số người thiệt mạng vì sóng thần ở Chile vào khoảng 2.300 người, sóng cũng làm hư hỏng bến cảng ở Hilo, Hawaii làm 61 người chết.

- 4/11/1952: Động đất mạnh ở bán đảo Kamchatka của Nga gây ra sóng thần ảnh hưởng tới nhiều khu vực như bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril và nhiều vùng thuộc Viễn Đông, Nga. Sóng thần cũng gây nhiều tổn thất ở Hawaii, Peru và Chile.

- 31/1/1906: Sóng thần xuất hiện tại bờ biển Ecuador và Colombia, nhấn chìm một nửa Tumaco, Colombia. Số người chết ước tính vào khoảng 500 – 1.500 người.

- 13/8/1868: Sóng thần huỷ diệt ở Chile cướp đi sinh mạng của hơn 25.000 người.

Sóng thần dữ dội ở Thái Bình Dương



Hơn 110 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích khi một trận sóng thần do động đất gây ra quét qua nhiều đảo ở Nam Thái Bình Dương.

Một trận động đất mạnh 8,3 độ richter đã xảy ra vào sáng 29.9 (tức đầu ngày 30.9 theo giờ Việt Nam) tại vùng biển thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương, cách quần đảo Samoa khoảng 200 km. Cơn địa chấn này đã làm chấn động đảo quốc Samoa với 180.000 dân, quần đảo Samoa thuộc Mỹ (American Samoa) với 65.000 dân cách đó không xa và nhiều đảo nhỏ trong vùng. Bản thân trận địa chấn không gây nhiều thiệt hại, nhưng đợt sóng thần kéo theo sau đó đã để lại hậu quả kinh hoàng.

Hãng tin AP dẫn lại lời giới chức địa phương ở Samoa thuộc Mỹ cho biết các đợt sóng cao từ 4 đến 6 mét đã ập vào vùng lãnh thổ này. Tại nhiều nơi, sóng tấn công vào sâu tới 1,6 km trong đất liền. Các ngọn sóng cuốn theo nhà cửa, thuyền bè, cây cối, công trình, con người và bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của chúng. Do nhiều nơi chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 1 mét nên thiệt hại do sóng gây ra hết sức khủng khiếp. Những nơi bị sóng tấn công, khung cảnh tan hoang và tang thương làm người ta liên tưởng tới trận đại hồng thủy vào cuối năm 2004 tại vùng Ấn Độ Dương.


Động đất ở Indonesia

Cũng ngày hôm qua, một trận động đất 7,9 độ richter đã xảy ra lúc 17 giờ 16 phút ở vùng bờ biển phía tây đảo Sumatra của Indonesia, gây rung chấn đến tận Singapore và Malaysia. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo sóng thần với các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng đưa ra dự đoán khả năng sóng thần tàn phá các quốc gia quanh Ấn Độ Dương. Hãng tin Reuters dẫn lời nhân chứng từ thành phố Padang tỉnh Tây Sumatra cho hay hàng trăm ngôi nhà đổ sập ra lòng đường, bùng phát nhiều đám cháy, cầu cống bị sập, đường ống dẫn nước gãy đôi gây ngập lụt trên đường phố. Ít nhất 75 người đã thiệt mạng trong trận động đất này, Reuters dẫn lời Phó tổng thống Jusuf Kalla của Indonesia cho biết. (Thục Minh – VP Singapore)

Các thống kê ban đầu cho thấy trong thảm họa vừa qua, hơn 110 người đã thiệt mạng, rất nhiều người khác mất tích và nhiều người bị thương. Trong đó, đảo quốc Samoa chịu thiệt hại nặng nề nhất, với khoảng 80 người chết và hơn 150 người bị thương, tiếp đến là Samoa thuộc Mỹ với ít nhất 30 người chết. AP dẫn lời giới chức địa phương cho hay do sóng dữ phá hủy hệ thống liên lạc, giao thông nên việc thống kê con số thương vong gặp nhiều khó khăn và số nạn nhân có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi người ta tiếp cận được các khu vực bị tàn phá.

“Tôi không nghĩ là trận thảm họa này bỏ qua một người nào ở đây”, Thống đốc Togiola Tulafono của Samoa thuộc Mỹ nói trong một cuộc họp báo ở tiểu bang Hawaii vào hôm qua. Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã công bố tình trạng thảm họa đối với vùng Samoa thuộc Mỹ. Cơ quan Xử lý tình trạng khẩn cấp liên bang Mỹ đã điều người và phương tiện tới khu vực thảm họa để khắc phục hậu quả.

Ngoài Samoa và Samoa thuộc Mỹ, nhiều khu vực khác trong vùng cũng bị sóng dữ tấn công. Giới chức tại đảo quốc Tonga nằm về phía tây quần đảo Samoa cho biết có ít nhất 6 người tại đây thiệt mạng. Sóng lớn còn tấn công đảo quốc Fiji và quần đảo Cook. Còn thiệt hại tại những đảo nhỏ với dân số khoảng vài chục, vài trăm người và nằm biệt lập thì đến tối hôm qua vẫn chưa thể thống kê được. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản hôm qua còn cho biết hòn đảo Hachijojima của nước này, nằm cách nơi xảy ra động đất khoảng 7.000 km, cũng ghi nhận được những đợt sóng nhẹ, 10 tiếng sau khi xảy ra động đất.

Hãng tin AAP dẫn lời ông Eni Faleomavaega, đại diện Samoa thuộc Mỹ tại Quốc hội nước này, nói rằng do ở quá gần tâm chấn, các đảo trong khu vực bị sóng thần tấn công gần như ngay tức thì, khiến người dân không có thời gian để tìm nơi trú ẩn. Ông cũng nói rằng không có hệ thống báo động nào đủ khả năng để cảnh báo người dân trong thảm họa vừa qua.

Vùng Nam Thái Bình Dương là nơi thường xảy ra các trận động đất mạnh, sóng thần vì thế là một nguy cơ thường trực.

Đỗ Hùng