30 January 2010

Top 10 máy bay quân sự đắt đỏ của Mỹ

Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu phản đối kế hoạch chế tạo thêm 7 chiếc chiến đấu cơ F-22, được coi là máy bay chiến đấu toàn diện thuộc hàng tốt nhất thế giới. Dưới đây là bộ sưu tập những máy bay quân sự tốn kém của Mỹ.

FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.
V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.
F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.
E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.
VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.
P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.
C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.
B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.

Hải Ninh (theo Time)

19 January 2010

10 trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử

Cơn địa chấn mạnh 7 độ Richter tại Haiti vào ngày 12/1 được coi là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử thế giới từ trước tới nay.

Sau đây là 10 cơn địa chấn tồi tệ nhất, do Time liệt kê.

1556, Thiểm Tây, Trung Quốc

Trận động đất tồi tệ nhất mọi thời đại có lẽ là trận được nói đến ít nhất, bởi nó xảy ra gần 450 năm trước. Xảy ra tại trung tâm tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, cơn địa chấn mạnh 8 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 830.000 người. Cơ sở hạ tầng thời đó không đủ để chống chọi lại sức mạnh dữ dội của trận động đất, đồng thời các vụ sạt lở đất cũng gia tăng số người thiệt mạng. Tổng cộng, một khu vực rộng hơn 800 km vuông bị quét sạch.

1976, Đường Sơn, Trung Quốc

Trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử cũng xảy ra tại Trung Quốc, lần này là ở tỉnh Đường Sơn, vào năm 1976. Đây được coi là trận động đất kép bởi cơn dư chấn xảy ra 16 tiếng sau cơn rung chuyển đầu tiên cũng mạnh 7,8 độ Richter. Số người thiệt mạng ước tính lên tới 250.000.

2004: Ấn Độ Dương

Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9,2 độ Richter làm rung chuyển đáy biển Ấn Độ Dương, tạo ra sức mạnh tương đương 23.000 quả bom nguyên tử. Cơn động đất mạnh nhất trong 40 năm đã tạo ra một cơn sóng thần khủng khiếp, với những con sóng khổng lồ cao 15 m, tràn vào bờ biển của 11 nước. Hàng trăm người bị lôi ra biển trong khi những người khác chết chìm trong các ngôi nhà của mình. Con số thiệt mạng chính thức được báo cáo là gần 227.900 người.

1920, Haiyuan, Trung Quốc

Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter năm 1920 tại Haiyuan, Ninh Hạ, Trung Quốc khiến các con sông đổi dòng chảy và một loạt núi sụp đổ. Sự tàn phá xảy ra đồng loạt trên 7 tỉnh Trung Quốc. Ước tính 200.000 người thiệt mạng trong thảm họa này.

1923, Kanto, Nhật Bản

Đúng trưa ngày 1/9/1923, một trận động đất mạnh 7,9 Richter làm rung chuyển toàn bộ khu vực Tokyo-Yokohama. Rung chấn khiến hầu hết các tòa nhà sụp đổ và kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m. Nhưng hậu quả của nó còn kéo dài trong nhiều ngày, một loạt trận hỏa hoạn diễn ra sau vụ động đất khiến 90% các tòa nhà của Yokohama bị hư hỏng nặng, khoảng 2/5 thành phố Tokyo bị phá hủy, một nửa dân số bị mất nhà cửa. Gần 143.000 người chết.

1948, Turkmenistan

Chỉ trong vòng vài phút, một trận động đất mạnh 7,3 Richter đã biến thành phố Ashgabat thành một đống đổ nát. Hàng nghìn bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác từ Matxcơva và các thành phố khác được huy động tới để cứu trợ người dân Turkmenistan. Bất chấp nỗ lực của họ, 110.000 người mất mạng.

2008: Tứ Xuyên, Trung Quốc

Hơn 87.000 người đã chết trong trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa mạnh 7,9 độ Richter làm rung chuyển toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên, phá hủy hàng triệu công trình, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Gần 10.000 trẻ em chết trong các trường học bị sụp đổ, dẫn tới một cuộc điều tra bất thường của chính phủ cho thấy khoảng 20% các trường tiểu học ở nước này được xây trong tình trạng không an toàn.

2005, Kashmir, Pakistan

Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan - càng thêm thảm hại khi một trận động đất dữ dội xảy ra vào ngày 8/10/2005. Với cường độ 7,6 độ Richter, cơn địa chấn giết chết 79.000 người và khiến hàng triệu dân mất nhà cửa. Vùng núi xa xôi hiểm trở càng khiến cho công tác cứu hộ thêm khó khăn.

1908, Messina, Italy

Trận động đất xảy ra ở dải Messina ngăn cách Sicily và Calabria vào ngày 28/12/1908 được xác định mạnh 7,5 độ Richter. Nó kéo theo một cơn sóng thần cao 12 m càn quét bờ biển Italy. Hơn 80.000 người chết và hàng chục thị trấn bị phá hủy. Các cư dân tại Messina phải đến định cư tại các thành phố khác ở Italy.

1970, Chimbote, Peru

Trận động đất xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru hôm 31/5/1970 mạnh 7,9 độ Richter và có tâm chấn nằm cách đó 24 km nhưng vẫn cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến hơn 800.000 dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó. Sự rung chuyển còn cảm nhận được tại Lima - cách đó 640 km.

17 January 2010

Giải thưởng Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN 2009


TTCT - Hằng năm Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN (VAPA) đều tổ chức xét tuyển và trao giải cho các hội viên có tác phẩm đoạt huy chương (vàng, bạc, đồng) tại các cuộc thi ảnh cấp khu vực (trong nước) trở lên, hoặc tại các cuộc thi ảnh quốc tế do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP) tổ chức, bảo trợ cũng như cho các công trình nghiên cứu lý luận nhiếp ảnh, các tập sách ảnh nghệ thuật, sách về kỹ thuật nhiếp ảnh được công luận đánh giá cao trong năm.

Tắm - Ảnh: Thân Nguyên

Tình mẫu tử - Ảnh: Vũ Duy Thông

Thủy lực cho nông nghiệp - Ảnh: Lâm Minh Nhựt

Năm 2009 có 123 tác phẩm ảnh và một số công trình, sách ảnh tham dự giải.

Về ảnh, hội đồng xét tuyển đã chọn được 18 giải gồm:

Cúp bạc: 1. Tắm của Thân Nguyên (Đà Nẵng); 2. Tình mẫu tử - Vũ Duy Thông (Đồng Nai); 3. Những nạn nhân lũ lụt - Dương Thanh Khôi (Đắc Lắc); 4. Tác phẩm của thiên nhiên - Dương Quốc Định (Đồng Nai); 5. Ánh mắt thiếu nữ Chăm - Nguyễn Bách Thảo (Vĩnh Long); 6. Giữ sóng - Nguyễn Thanh Hải (Vĩnh Long); 7. Phẫu thuật công nghệ cao - Lâm Viên (Đồng Tháp); 8. Thời gian - Đặng Quang Hiển (Cà Mau).

Cúp đồng: 1. Cõng mạ - Trần Cao Bảo Long (TP.HCM); 2. Phòng cúm A/H1N1 - Phạm Dực (Gia Lai); 3. Chơi với nước - Hùng Hoa Lư (Gia Lai); 4. Nương tựa 2 - Trần Phong (Gia Lai); 5. Giờ học - Lê Nguyễn (Cà Mau); 6. Thủy lực cho nông nghiệp - Lâm Minh Nhựt (Đồng Tháp); 7. Đá xuất khẩu - Võ Trung Kiên (An Giang); 8. Khói đồng - Dương Văn Châu (An Giang); 9. Đợi - Thái Bích Thuận (Quảng Nam); 10. Chủ nhỏ chợ Bắc Hà - Trần Quốc Tuấn (Vĩnh Phúc).

Như vậy hai năm liên tục (2008, 2009) không có tác phẩm nhiếp ảnh nào được trao giải cao nhất trong nước dù những năm gần đây ảnh nghệ thuật của VN liên tiếp giành được nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi ảnh quốc tế. Mặt khác, hai trung tâm ảnh nghệ thuật lớn của cả nước là Hà Nội và TP.HCM mấy năm qua dường như chững lại, trong khi Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang vươn lên.

Sét đánh tòa nhà cao nhất thế giới

Tòa tháp cao nhất hành tinh Burj Khalifa rực sáng trong đêm tối khi bị sét đánh qua ảnh của nhiếp ảnh gia Alisdair Miller ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.

> Khám phá tòa tháp cao nhất thế giới

Tia sét đánh trúng đỉnh của tòa nhà cao 828 m.
Burj Khalifa vừa khai trương tuần trước.
Tòa nhà luôn này thu hút được sự chú ý của các nhiếp ảnh gia.
Cảnh tượng tuyệt đẹp ở quanh tòa tháp.
Dubai phải tốn tới 1,67 tỷ USD để xây dựng tòa tháp này.
Dubai trong đêm nhìn từ trên tòa tháp.
Kể từ khi khai trương tuần trước, Burj Khalifa luôn thu hút được sự chú ý của các nhiếp ảnh gia.

Mai Trang

09 January 2010

Đối mặt với cá voi khổng lồ

Một nhiếp ảnh gia người Anh chụp được vô số bức ảnh ấn tượng trong lúc tìm kiếm những con cá voi lưng gù nặng hàng chục tấn trên vùng biển của Mỹ.
> Cá voi lưng gù hát hay hơn ta tưởng

Telegraph cho biết, Duncan Murrell là nhiếp ảnh gia tại Anh. Người ta gọi người đàn ông 56 tuổi này là "whaleman" (bạn của cá voi) vì ông có khả năng tới gần những con cá voi mà không khiến cho chúng giận dữ hay hoảng sợ. Ngư dân tại bang Alaska đã quen với cảnh tượng người đàn ông quốc tịch Anh rong ruổi theo những con cá voi vào mùa hè - khoảng thời gian chúng tăng cường hoạt động kiếm mồi - bằng thuyền kayak.

Những bức ảnh dưới đây thuộc bộ sưu tập về cá voi lưng gù của Murell.

Một con cá voi lưng gù
Một con cá voi lưng gù ngoi lên mặt nước trong vịnh Tenakee, phía đông nam bang Alaska, Mỹ. Nó chỉ cách chiếc thuyền kayak của nhiếp ảnh gia Duncan Murrell vài met.
Murell bơi xung quanh con vật.
Murell bơi xung quanh con vật. Cá voi lưng gù đạt chiều dài 12-16 m và nặng xấp xỉ 36 tấn khi tới tuổi trưởng thành.
Nhiếp ảnh gia 56 tuổi cho rằng chụp ảnh cá voi là công việc có mức độ thách thức cao nhất đối với ông, vì
Nhiếp ảnh gia 56 tuổi cho rằng chụp ảnh cá voi là công việc có mức độ thách thức cao nhất đối với ông, vì chúng lặn dưới nước trong phần lớn thời gian.
Trong nhiều năm qua
Trong nhiều năm qua Murell đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với những con cá voi lưng gù ở vùng biển bang Alaska.
Ông thường chèo thuyền tới 50 km mỗi ngày để bám theo chúng.
Cá voi lưng gù thường lao vọt lên khỏi mặt nước mà không hề có dấu hiệu báo trước.
Mỗi khi cá voi lưng gù lao khỏi mặt nước, Murell chỉ có vài giây để quyết định ông nên cầm máy ảnh hay khua mái chèo để thoát thân.
Mỗi khi cá voi lưng gù lao khỏi mặt nước, Murell chỉ có vài giây để quyết định ông nên cầm máy ảnh hay khua mái chèo để thoát thân.
Duncan Murell
Duncan Murell bay tới Mỹ lần đầu tiên vào năm 1978 để chụp ảnh côn trùng, động vật bò sát và động vật lưỡng cư trong rừng Amazon. Nhưng sau đó ông bị mê hoặc bởi thiên nhiên hoang dã của vùng Alaska.
Ông mua
"Tôi mua một du thuyền nhỏ để khám phá những hòn đảo ở phía đông nam Alaska. Một hôm có con cá voi lưng gù ngoi lên gần thuyền của tôi rồi lặn xuống, để lại những bong bóng sủi tăm trên mặt nước", ông kể.
Quá ấn tượng trước cảnh tượng ngoạn mục ấy, sau chuyến đi Murell quyết định mua một thuyền kayak nhỏ
Quá ấn tượng trước cảnh tượng ngoạn mục ấy, sau chuyến đi Murell quyết định mua một thuyền kayak cũ để tìm kiếm cá voi lưng gù. "Tôi chọn thuyền kayak vì nó cho phép tôi tới gần cá voi mà không làm kinh động chúng", ông nói.

01 January 2010

Thế giới chào đón năm mới 2010

Năm 2010 đã đến, những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu đã tô điểm cho bầu trời đêm giao thừa tại khắp nơi trên thế giới. Vào giờ khắc đáng nhớ bước sang một năm mới, người dân các nước tạm quên đi những lo toan thường nhật, cùng hướng tới một thập kỷ mới với những ước nguyệt tốt lành.

KD (Reuters)

Pháo hoa đón năm mới tại Beirut, Li băng. Người dân tập trung trước cửa Brandenburg ở Berlin, Đức đón giao thừa.

Vịnh Marina và nhà hát Esplanade, Singpaore đêm giao thừa

Bờ sông Thames, London đêm giao thừa

Pháo hoa đón năm mới 2010 bao trùm tòa thị chính tại Belgrade, Serbia.

Đón năm mới kiểu Pháp

Pháo hoa tại Dubai

Người dân Philippines đón năm mới tại Manila

Than niên tại khu ổ chuột Kibera, Nairobi, Kenya đốt pháo hoa đón năm mới theo cách riêng của họ

Người dân tập trung tại quảng trường lớn thủ đô Sofia, Bulgaria đón năm mới

Pháo hoa chào năm mới ở New York

Đón năm mới tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Pháo hoa tại đôi Kuala Lumpur, Malaysia

Đánh trống đón năm mới tại Paju, Hàn Quốc

Pháo hoa tại bờ biển Copacabana, thành phố Rio de Janeiro, Brazil

Pháo hoa tại Đài Bắc, Đài Loan

Jakarta, Indonesia đón năm 2010

Cảng Vitoria, Hong Kong đêm giao thừa 2010

Người Nga đón giao thừa tại quảng trường Đỏ

Sydney, Úc, một trong những thành phố lớn được đón năm mới đầu tiên

Người dân đón giao thừa tại chùa Zojo-ji tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.