25 July 2009

Tieu Su Ba Le Quang Loc


Tiểu sử
Lê Quang Lộc

Anh Lê Quang Lộc sinh ngày 28.11.1953 tại Long Xuyên (An Giang). Thân phụ là cố nhạc sĩ Lê Quang Liêm và phụ mẫu bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Là con trai thứ 4 trong gia đình có 6 anh chị em gồm: chị Lê Thị Phương, anh Lê Quang Nam, em Lê Quang Giang, em Lê Song Đà và em Lê Quang Thu hiện đang sinh sống tại An Giang - Việt Nam.

Năm 1972 anh Lê Quang Lộc kết duyên cùng chị Nguyễn Thị Phương Mai tại Cần Thơ. Được thừa hưởng gens di truyền từ ông, cha về dòng máu âm nhạc nên từ thuở niên thiếu anh Lê Quang Lộc đã là một tay trống có tiếng tại Cần Thơ. Năm 1973 trong lúc chiến tranh xảy ra ác liệt tại Miền Nam Việt Nam anh mang vợ con lên Sài Gòn sinh sống bằng nghề đánh trống cho các ban nhạc có tiếng tại Sài Gòn để nuôi vợ và đứa con gái đầu đời tên Lê Phương Đông Tuyền. Thuê phòng trọ, hằng đêm đi đánh trống kiếm tiền lo cho gia đình. Cuộc sống đang lúc khó khăn thì chẳng bao lâu sau người cha lâm bệnh nặng, anh rước cha lên Saì Gòn cùng các em để chăm sóc. Nặng gánh lo âu lại chất trên vai anh nên phải “chạy sô” nhiều hơn. Cũng chính từ sự nổ lực ấy, chẳng bao lâu anh trở thành tay trống có tiếng tại Sài Gòn cùng với những người bạn chơi nhạc như Trung Nghĩa (guitar), Lý Được (bass).

Sau binh biến 1975, anh cùng gia đình trở về Cần Thơ sinh sống và vẫn tiếp tục theo nghiệp trống đàn. Chơi cho ban nhạc nhà văn hóa Cần Thơ, lúc đó anh có thêm hai người con trai tên Lê Vũ Sơn và Lê Thiên Bảo. Ngoài ra anh còn phải đùm bọc thêm anh trai và em gái. Không thể nuôi con và gia đình bằng chính nghề của mình anh phải làm thêm nhiều công việc khác, nào là mua bán xe cũ, cùng với người bạn tên Cường mở tiệm bán thuốc tây để tiếp vợ gây dựng nhà may Phương Mai.

Đến năm 1995, được anh vợ là Nguyễn Thành Hào bảo lãnh gia đình sang Mỹ định cư. Những buổi đầu trên đất khách quê người, với biết bao nhiêu điều khó khăn thử thách cần phải vượt qua. Cuối cùng cũng tìm được một công việc ổn định ở một hãng tiện. Tại đây anh cũng có được những người bạn Việt Nam chân tình chí cốt như anh Xuân, anh Minh. Khi cuộc sống dần được ổn định, anh tiếp tục trở lại nghề đánh trống như nghề tay trái cùng sinh hoạt với anh em văn nghệ sĩ tại vùng Little Sài Gòn. Là người chồng, người cha trong gia đình anh luôn là người gánh vác moị công việc trong ngoài dù lớn dù nhỏ, bảo vệ cho vợ con hết lòng.

Sau đó anh tiếp tục bảo lãnh đứa con gái (bị rớt lại Việt Nam) và gia đình sang Mỹ định cư. Ước nguyện đó anh cũng đã toại nguyện vào cuối năm 2007. Khi cả gia đình con gái sang Mỹ và cùng ở chung trong một mái nhà, chưa hưởng được không khi xum hợp đầm ấm của gia đình bao nhiêu thì anh bắt đầu lâm bệnh, mà khi phát hiện đã ở vào thời kỳ cuối của chứng bệnh xơ gan. Mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi tại Mỹ, cũng đã 2 lần về Việt Nam để tìm kiếm phương cách chữa trị bằng thuốc nam nhưng cũng không khuyên giảm.

Đến ngày 15.7.2009, anh đã nhập viện khẩn cấp khi tình trạng sức khỏe ngày càng yếu hơn và trút hơi thở cuối cùng vào lúc 8giờ30 tối ngày 22.07.2009 tại bệnh viện. Sự ra đi của anh Lê Quang Lộc là sự mất mác lớn cho gia đình người thân, bạn bè và đồng nghiệp.

Niềm hy vọng cuối đời mà anh có được là sự tin nhận Chúa. Hy vọng anh sẽ được ngủ an trong Chúa cho đến ngày Chúa phục lâm và sẽ gặp lại những người thân yêu…


Thư chia buồn .

“Thưa các bạn, sự ra đi của anh Lộc để lại thật nhiều thương tiếc trong anh chị em chúng ta. Anh Lộc là một tay trống xuất sắc thời trước 75. Qua đến Mỹ vẫn còn đam mê chơi trống, anh cũng là 1 người bạn chí tình đối với mọi người, lúc nào cũng chịu phần thiệt thòi về mình, rất nhường nhịn và hết lòng với anh em. Riêng cá nhân tôi vẫn chưa hết bàng hoàng về sự ra đi của anh.
Theo ý kiến của số đông anh em, thay vì mua vòng hoa cúng điếu,
anh em chúng tôi sẽ góp tiền lại để phụ vào tang lễ cho gia đình anh Lộc.
Tôi được biết mấy tuần lễ nay, cả nhà anh Lộc đã bỏ công việc làm để ở bên cạnh anh vào những giờ phút cuối đời. Cách đây hơn 3 tuần lễ, anh Lộc nói với tôi là anh ấy có ý định về Việt Nam thăm Mẹ của anh đã hơn 80 tuổi một lần chót vào tháng 9 tới và có một câu nói của anh làm tôi rất bàng hoàng …”Không biết là trong hai mẹ con, ai là người ra đi trước đây?". Tôi nghe câu ấy mà tôi giật mình, giờ mới hiểu ra anh Lộc đã biết mình không còn sống được bao lâu”
Trung Nghĩa Guita

“Tôi biết anh Lộc là một người bạn hiền, biết hy sinh cho người khác, phần thiệt thòi lại vui vẻ gánh chịu. Trên đời này con người như vậy chúng ta đếm được có bao nhiêu? Anh Lộc ra đi là sự mất mác to lớn không những cho gia đình vợ con, thân quyến mà còn là một khoảng trống trong niềm vui, tình bạn bè anh em trong tâm hồn của mọi người. Anh em trong giới văn nghệ sĩ trong ngoài nước chúng tôi xin được nghiêng mình chào vĩnh biệt một đồng nghiệp yêu mến. Xin cầu nguyện cho linh hồn anh Lộc sớm được siêu thoát.”
Anh em Jean-Paul và Thanh Xuân

“Về thăm mẹ!”
Con đã về đây vui biết bao
Vườn xưa cảnh cũ như ngày nào.
Phật Trời đã goị con đi trước,
Con chưa trả hiếu biết làm sao?
Long xuyên hôm nay trời u ám,
Mẹ già hiu quạnh, ôi đớn đau!
Con đi đây đã đến giờ ly biệt
Gởi lại mẹ yêu vạn lời chào.

Anh Lộc hãy yên nghĩ nghe. Moị người thương nhớ anh.
Jimmy Hoang

“Hai con Khả Tuyền, được tin ba của con là Ông Lê Quang Lộc vừa ngủ yên trong Chúa. Ông Bà lấy làm thương tiếc và đau buồn. Ông Bà có lời chia buồn đến hai con Khả - Tuyền cùng gia đình. Cầu xin Chúa an ủi gia đình hai con trong sự “sinh ly tử biệt nầy”.
Ông Bà Mục sư Lê Công Giáo

“Khi hay tin anh sui Lê Quang Lộc ngủ yên trong Chúa, tôi và nhà tôi thật đau buồn. Trong tình thông gia, tôi có lời thành kính chia buồn cùng chị sui và gia đình. Cầu xin Chúa an ủi gia đình trong sự đau thương mất mát này.
Thông gia Mục sư Trương Công Hoằng.

“Bà Lê Quang Lộc Kính Mến!
Kể từ khi Ông Bà sang Mỹ định cư cho đến nay, tôi không có cơ hội gặp lại để thăm viếng Ông Bà. Khi vợ chồng thầy Khả qua. Tôi mơ tưởng rằng sẽ được đến viếng thăm ông bà trong một ngày không xa. Nay hay hung tin, ông Lê Quang Lộc đã ngủ an trong Chúa. Gia đình tôi và Hội thánh Cơ Đốc ở Seattle, Washington, xin gởi đến gia đình niềm thương tiếc vô bờ. Sinh ly tử biệt là đều không tránh khỏi, nhưng nhờ ơn Chúa phục sinh sẽ ban cho chúng ta có cơ hội gặp lại Ông trong ngày hồi lai của Chúa Cứu Thế. Ngài đã phán “Ta là sự sống lại và sự sống. Ai tin Ta thì sẽ sống” Giăng 11:25.
Nguyện niềm tin Chúa cuối đời Ông sẽ thành hiện thực khi Chúa quang lâm, gia đình sẽ được trùng phùng”
Mục sư Nguyễn Xuân Sơn.

“Được tin Ông Lê Quang Lộc là thân phụ của Lê Phương Đông Tuyền và là nhạc phụ của Trương Công Khả vừa ngủ yên trong Chúa. Tôi xin thay mặt Ban trị sự và toàn thể tín hữu Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm Vàm Nhon (Việt Nam) có lời thành kính phân ưu cùng gia đình. Cầu Chúa an ủi gia đình trong sự mất mát đau buồn này. Thay mặt Ban trị sự Hội thánh
Trưởng lão Phạm Cống Quỳnh.

Gia đình chúng tôi còn nhận được rất nhiều điện thoại, e-mail của người thân, bạn bè động nghiệp
ngoài nước:
Cheer Manh Ha, Tyler Tuan, Ngô Minh Khanh (guitarist), Philippe (The Blue Jets), Linh (guitar), Vũ Hải ( The Passion), Xuân Thy, Kiều Oanh – Lê Quỳnh, Mạnh Ha, Sonny Yên, Thi Thảo Hoàng, Vũ Hải, Lê Quỳnh, Thanh Tuyền, Thảo bonsai, Ba Thoi, Võ Đức Xuân, Bích Loan, Lưu Thế Vũ, Tuấn Ngọc, Paul drum, Mục sư Trần Ngọc De, Anh Hồ Tần, Võ Sua, Võ Dung, Võ Cường, Lương Công Bội HT Riversive, Anh Bảy Chị Hoa …

Việt Nam:
Bà Nội, Bác Ba Phượng, Cô Sau Đà, Chú Lộc Út, Chú Lộc Em, Chú Cường, Ch Phong, gia đình Cậu Mợ Hai, gia đình Anh Công chi Nhị, gia đình Anh Dũng chị Nguyện,Trương Công Khai, Muc sư Trần Công Tấn, anh Huỳnh Kim, Anh Đính, Hồng Hạnh, Thanh Trang, Thiên Thanh, MiLy, Thuỷ Dũng, Thơ Nguyên…





No comments: